Phong cách tối giản (minimalist style) là gì?

Phong cách tối giản (minimalist style) là gì?

Phong cách tối giản (minimalist style) là gì?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về phong cách tối giản, tuy nhiên bạn đã biết về những đặc điểm của nó? Hãy cùng KitchenID tìm hiểu về phong cách này nhé!

  1. Phong cách tối giản - minimalist style là gì?

Phong cách tối giản bắt đầu xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, phát triển mạnh trong những năm 60 70 của thế kỷ 20, chủ yếu trong lĩnh vực điêu khắc. Từ đó đến nay “minimalist” được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau thời trang, âm nhạc, kiến trúc, nội thất.

Hiện nay đa số chúng ta thích sự đơn giản vì thế phong cách này ngày càng phổ biến hơn, việc lựa chọn thiết kế, tone màu cũng khắt khe hơn. Màu lạnh thường được sử dụng nhiều do phù hợp với thiết kế. Nguyên tắc cơ bản của phong cách tối giản bao gồm: đường nét, hình khối, đồ nội thất, màu sắc. 

  1. Phong cách tối giản (minimalist style) trong thiết kế nội thất 

2.1 phong cách tối giản trong kiến trúc

Phong cách tối giản luôn đi theo tôn chỉ “less is more” Đơn giản hết mức có thể. 

Phong cách tối giản hướng đến giá trị của thiết kế, tôn lên những hình khối, hướng đến sự cô đọng, ngập tràn ánh sáng. Không gian, đường nét làm nên vẻ đẹp của căn phòng chứ không phải là màu sắc hay decor. Đối với phong cách tối giản ánh sáng là yêu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên. Đối với phong cách tối giản hạn chế tối đa trang trí, là điều rất cần thiết. 

Tuy nhiên, đối với một số người phong cách tối giản mang đến sự đơn điệu, khô cứng, thay vì đánh giá từ vẻ bề ngoài, hãy mở rộng tư duy và cảm nhận vẻ đẹp của phong cách này. 

2.2 Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất  

Phong cách tối giản gây ấn tượng bởi sự đơn giản, tinh tế của nó, phong cách tối giản luôn lựa chọn những đồ nội thất ít đường nét, hạn chế chi tiết, giảm tối đa lượng sử dụng, mọi đồ vật, chi tiết đều mang ý nghĩa riêng của nó.                 

Phong cách tối giản bắt nguồn từ Châu Âu - cái nôi của nền kiến trúc thế giới, vì thế phong cách này có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền kiến trúc Châu Âu, đặc biệt là Bắc Âu từ những năm 90 đến nay và lan rộng ra toàn thế giới. 

Tại Châu Á phong cách này xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản vì thế Nhật Bản vừa là nơi tiên phong vừa là bậc thầy của phong cách  này, bạn có thể tìm thấy phong cách này ở hầu hết mọi nơi tại Nhật Bản, kể cả đương đại lẫn truyền thống. 

  1. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế nội thất phong cách tối giản

3.1 Less is more 

Đối với phong cách hiện đại mọi thường chú ý đến giảm thiểu việc trang trang trí nội thất, phong cách thiết kế truyền thống thường tạo nên sự đa dạng về trang trí khác hẳn với phong cách tối giản chỉ tập trung vào thiết kế, hạn chế tối đa trang trí. Đặc điểm nổi bật nhất của phong cách này chính là tối giản đến mức tối đa để giữa cho không gian trống mức cao nhất. 

Phong cách tối giản được xây dựng dựa trên quan điểm “less is more”, muốn thiết kế nhà theo phong cách này thì phải hạn chế những đường nét không cần thiết, hạn chế những thiết bị vật dụng dư thừa.

Tường, sàn nhà là những yếu tố quan trọng để làm nên không gian mang phong cách tối giản, bạn hãy lựa chọn những thiết kế tập trung ánh sáng lên những bề mặt này. Khi lựa chọn phong cách tối giản điều quan trọng nhất nên loại bỏ những chi tiết không cần thiết, khi thiết kế thay vì lựa chọn nhiều ngăn tủ để đựng đồ bạn có thể lựa chọn những thiết bị thông minh tích hợp nhiều tính năng. Kể cả những đồ trang trí như đèn, rèm cửa cũng nên chọn loại đơn giản nhất. 

Xem thêm:

Phong cách chiết trung sự kết hợp hài hòa trong kiến trúc

Phong cách retro trong thiết kế nội thất

3.2 Ánh sáng trong phong cách tối giản 

Ánh sáng được xem là yếu tố không thể thiếu trong phong cách tối giản, bởi vì sự hạn chế trong việc sử dụng đồ nội thất và màu sắc nên ánh sáng được sử dụng để tạo hiệu ứng thị giác và tăng tính thẩm mỹ. 

Việc sử dụng ánh sáng tự nhiên mục đích tạo điểm nhấn cho khu vực và bóng đổ của đồ vật, để đạt được ánh sáng như ý và đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao ánh sáng tự nhiên đó phải được thiết kế có chủ đích. Với ánh sáng nhân tạo nên lựa chọn màu ánh sáng phù hợp với đồ vật và thiết kế. 

3.3 Màu sắc trong phong cách tối giản 

Đặc trưng của phong cách tối giản chính là hạn chế tất cả các màu sắc, chỉ sử dụng tối đa 3 màu: màu chủ đạo, màu nền, màu làm điểm nhấn và phải là màu trung tính. Màu trung tính thường được dùng cho những mảng tường rộng, điều quan trọng phải thiết kế để khoe được vẻ đẹp đẹp nổi bật để thu hút sự chú ý. 

Khi sử dụng những gam màu trung tính, thường lựa chọn đồ trang trí có màu sắc tương phản để tạo điểm nhấn, tuy nhiên bạn không nên chọn màu quá nổi bật, màu sắc hay được chọn nhất là màu trắng. 

Khi lựa chọn phong cách tối giản hạn chế mọi màu sắc rực rỡ, mọi đồ vật điều rất đơn giản, không màu mè. Để thể hiện vẻ đẹp của phong cách này, NTK thường sử dụng tone trắng cho mảng tường, làm không gian có cảm giác rộng rãi, thông thoáng hơn. 


3.4 Cách sử dụng món đồ nội thất trong phong cách tối giản 

Bạn nên sử dụng những món đồ có thiết kế đơn giản, thông minh, hiện đại, hãy lựa chọn một chiếc tủ lớn để lưu trữ đồ vật của bạn. Các món đồ như bàn, ghế, giường nên hạn chế chế đến mức tối đa nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng. 

  1. Cách thiết kế theo phong cách tối giản 

Để tạo ra căn nhà mang phong cách tối giản không hề phức tạp như bạn nghĩ, tuy nhiên nó đòi hỏi người thiết kế phải nắm bắt được những không gian và liệt kết chúng với nhau. 

 4.1 Thiết kế phòng ngủ phong cách tối giản

Phòng ngủ theo phong cách tối giản thường được thiết kế chỉ để đáp ứng nhu cầu ngủ và mang đến một không gian nghỉ ngơi thoải mái. 

Phong cách tối giản cũng rất phổ biến với những thiết kế hiện nay bởi lẽ nó mang đến cho không gian vẻ đẹp tinh tế, hiện đại, đơn giản. Màu sắc chủ đạo thường là màu trầm hoặc, sử dụng đồ vật màu sáng để tạo ra điểm đối lập thú vị.

                                                                                    Phòng ngủ trong phong cách tối giản 

4.2 Phòng khách phong cách tối giản 

Khi thiết kế phòng khách theo cách tối giản để có được căn phòng thoải mái, sáng tạo bạn nên đặc biệt trọng đến thiết kế. Tốt nhất nên sử dụng đồ nội thất thông minh vì nó sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu.

Để có một phòng khách phong cách tối giản theo đúng nghĩa bạn cần hạn chế trang trí và sử dụng đồ nội thất ở mức tối đa và không cần không gian dự phòng. 

Một mẹo đơn giản để biến phòng khách thành phong cách tối giản đó chính là bỏ qua phần trang trí. Bởi theo thói quen chúng ta luôn muốn trang trí một thứ gì đó vào không gian trống. 


4.3 Nhà bếp phong cách tối giản 

Một căn nhà hoàn hảo không thể nào thiếu một căn bếp tiện nghi. Sự đơn giản trong căn bếp sẽ bắt đầu từ chất lượng và tính năng. Bạn có thể tích hợp nhiều thiết bị với nhau hoặc một thiết bị nhưng có nhiều công năng sử dụng. 

Một ngôi nhà hoàn thiện không thể nào thiếu đi một căn bếp tiện nghi. Đối với người mới bắt đầu thì sự đơn giản bắt đầu từ chất lượng và tính năng. Bạn nên chắc chắn những phần như tủ bếp, bàn…vừa chất lượng lại đảm bảo tính năng sử dụng tốt.

Khi bạn đã có được ý tưởng thiết kế cho riêng mình thì hãy chú ý đến những điểm nhấn trang trí tạo chiều sâu và cảm giác ấm áp cho không gian bếp.

Để giữ cho không gian tươi sáng và thoáng mát bạn nên chọn được bảng màu phù hợp, thông thường sẽ là đen, trắng. Nhưng với các màu sắc từ các vật dụng như bát đĩa, thiết bị đều phải thống nhất mà không gây ra sự lộn xộn và các họa tiết không cần thiết. Hơn nữa sử dụng những món đồ lưu trữ thông minh có thể tăng tối đa diện tích bếp.


4.4 Nhà tắm phong cách tối giản 

Cũng giống như nhà bếp, các khu vực nhà vệ sinh nên chú trọng trang trí bài tiết để giữ được sự gắn kết cho ngôi nhà.

Một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả chính là làm nổi bật phòng tắm thông qua phối hợp phụ kiện với từng đường nét, tone màu chỉ sử dụng tối đa 3 màu. 


Trên đây là một số điểm nổi bật về phong cách tối giản, hi vọng sẽ cung cấp được cho bạn một số thông tin nhất định về phong cách tối giản.