Phong cách Đông Dương (Indochine style) là gì?

Phong cách Đông Dương (Indochine style) là gì?

Phong cách Đông Dương ( Indochine style) là gì?

Thời gian đã trôi qua mấy chục năm nhưng những kiến trúc mà người Pháp để lại vẫn luôn giữ được vẻ đẹp của riêng mình. Phong cách Đông Dương là đặc trưng của kiến trúc thời Pháp vì nó là sự kết hợp của nét cổ truyền thống Á Đông và nét hiện đại của kiến trúc Châu Âu.

  1. Phong cách Đông Dương là gì?

Đông Dương chỉ những nước ở Đông Nam Á hay còn gọi là bán đảo Trung - Ấn bao gồm các nước: Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia. 

Chính những yếu tố lịch sử cùng đặc trưng văn hóa đã thổi hồn vào tạo nên những kiến trúc giản dị, đặc biệt. Đây cũng chính là điều thu hút những nhà kiến trúc sư người Pháp họ đã kết hợp hài hòa vẻ đẹp của Tân Cổ Điển và kiến trúc Đông Dương.

Tại Việt Nam, Phong Cách Đông Dương chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Trung Quốc, với sự kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang đầy tính thẩm mỹ, thể hiện được sự hòa quyện của cả 2 nền văn hóa. 

Đặc biệt trong cuộc sống đô thị hóa hiện nay bất kỳ ai cũng sẽ rất rễ bị thu hút bởi nét mộc mạc giản dị mà phong cách này mang lại. Ngoài ra, phong cách Đông Dương còn khéo léo lồng ghép màu sắc, sử dụng vật liệu trang trí để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người Việt. 

Hiện nay bạn có thể thấy có rất nhiều kiến trúc mang phong cách Đông Dương như Dinh Độc Lập, Nhà Hát Lớn…, Những khu vực này là nơi để quan chức, gia đình quyền quý thời xưa ở nên được đầu tư rất lớn, thiết kế kỳ công, không chỉ đem lại sự xa hoa vẻ bề ngoài mà còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng. 

  1. Dấu ấn của phong cách Đông Dương

Dấu ấn của kiến trúc Pháp trong phong cách Đông Dương 

Phong cách Pháp nổi tiếng với vẻ đẹp của sự lãng mạn và sang trọng, bạn có thể thấy kiến trúc Pháp nổi bật với đèn chùm, trần và tường. Những khung cửa sổ cũng được chia thành nhiều lớp để không gian thông thoáng.

Ngoài ra bạn có thể thấy kiến trúc Pháp ứng dụng trong nhiều phong cách khác tại Việt Nam như Art decor, tân cổ điển…


Phong cách Đông Dương mang dấu ấn của kiến trúc Trung Quốc

Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, không khó hiểu khi văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng khá nhiều đến phong cách nội thất nước ta, khi văn hóa Pháp du nhập vào không những không làm mất đi mà còn làm nổi bật nên nét độc đáo của kiến trúc Trung Quốc. 

Những đặc trưng của văn hóa Trung Quốc còn được thể hiện ở màu đỏ son của ngói, chi tiết chạm trổ từ đơn giản đến phức tạp.


Kiến trúc Ấn Độ trong phong cách Đông Dương

Nổi bật nhất của kiến trúc Ấn trong phong cách Đông Dương chính là văn hóa Champa, ngoài ra bạn có thấy được văn hóa Ấn Độ trên những bức tượng phù điêu, chi tiết chạm khắc trên cột kèo… Hay những biểu tượng tôn giáo biểu trưng như: thiếu nữ Apsara nhảy múa, Siva của Champa…

Nét truyền thống của Việt Nam trong phong cách Đông Dương

Bản sắc văn hóa nước ta luôn mang đến vẻ đẹp rất gần gũi, dịu dàng, vì thế khi Indochine vào Việt Nam đã hạn chế sử dụng những vật liệu cứng nhắc như xi măng, thạch anh, đá… Văn hóa Việt Nam luôn gắn liền với tre, nứa, gỗ vì thế những vật liệu này được được đưa vào rất nhiều trong nội thất. 

Những vật liệu đó đã tạo nên điểm đặc trưng không thể thay thế của phong cách Đông Dương tại Việt Nam, những đồ này còn nổi bật bởi những chi tiết trạm trổ, câu đối… 


  1. Những đặc điểm của phong cách Đông Dương

2.1 Màu sắc chủ đạo trong phong cách Đông Dương 

Màu sắc trung tính là màu được sử dụng cho hầu hết phong cách Đông Dương, các màu vàng nhạt, trắng, kem là màu được sử dụng nhiều, đặc biệt là màu vàng do phù hợp với khí hậu Việt nam tạo ra một không gian thoải mái, đồng thời cũng thể hiện sự vương giả sang trọng, màu sắc chủ đạo trong dinh thự vua chúa. 

Đặc biệt, phong cách Đông Dương vẫn sẽ giữ được màu sắc nguyên bản của đồ nội thất đặc biệt là đồ vật bằng gỗ, tre, màu gạch nung, những thứ này đều góp phần tạo nên một căn nhà giản dị, gần gũi và thân thiện.


2.2 Vật liệu sử dụng trong phong cách Đông Dương

Vật liệu là một trong những yếu tố quyết định đến việc làm nên phong cách Đông Dương, đồ nội thất hầu như là những vật liệu có sẵn và rất dễ tìm kiếm. Có thể thấy gỗ, tre, nứa, gạch ống là những chất liệu vô cùng quen thuộc và cũng là những vật liệu xuất hiện xuyên suốt trong kiến trúc phong cách Đông Dương.

Gỗ lâu năm sẽ có những đường vân độc đáo kết cấu vững chắc nên thường được dùng trong cửa, sàn; đồ nội thất lớn như ghế, bàn tủ kê, tủ bếp; sau đó chạm trổ hình rồng, phượng. Tre nứa có khả năng chống mối mọt rất tốt nên được dùng làm đồ trang trí. 

Thêm một vật liệu đặc trưng nữa của phong cách Đông Dương chính là gạch bông, gạch bông rất bền và cứng cáp, màu sắc kiểu dáng đa dạng mang đến cho bạn nhiều lựa chọn.


2.3 Họa tiết, hoa văn trong phong cách Đông Dương

Họa tiết này xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản đến phức tạp. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, kiến trúc họa tiết cũng phát triển tỉ mỉ đến thời An Nam thì các họa tiết được tổng hợp từ nhiều hình ảnh: hình kỷ hà, hình hóa lá, hình tĩnh vật… Đều là những nhìn ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Một số họa tiết hoa văn đã trở thành biểu tượng của phong cách này, nó được đưa vào rất nhiều chi tiết như sàn, tường, trần, nội thất, vách ngăn…


Họa tiết Kỷ Hà trong phong cách Đông Dương

Kỷ Hà bao gồm hình vuông, tam giác và tròn, nền tảng tạo ra hình kim cương, bán nguyệt… Đặc tính trật tự và logic nên được ứng dụng rất nhiều trong nội thất dù là phong cách truyền thống hay hiện đại.


Hình chữ nhật trong phong cách Đông Dương

Có thể thấy hình chữ nhật ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Trung Quốc, với hình chữ nhật được trang trí Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, đường nét liền đứt được đan xen trong thiết kế. 

Họa tiết cây, lá, hoa trong phong cách Đông Dương

Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen là 5 loại cây hay được đưa vào trong nhà nhất, từ những bức tranh đến chậu cây. 

Họa tiết tĩnh vật trong phong cách Đông Dương

Họa tiết tĩnh vật thường thấy nhất trong phong cách Đông Dươnglà trái châu và bát bửu; Bát bửu thường thấy ở tấm vách ngăn buồng, một bộ bát bảo thấy ở nhiều nơi như: quả bầu, bạt, gươm, đàn... ; Trái châu gồm họa tiết hai con rồng thường thấy ở chùa. 

Họa tiết con vật trong phong cách Đông Dương

Họa tiết con vật sử dụng trong phong cách Đông Dương thường là những con vật mang lại may mắn theo quan niệm của người Việt như Long, Lân, Quy, Phụng. Thông thường những họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với họa tiết kỷ hà, hình chữ nhật. 

2.4 Phù điêu sử dụng trong phong cách Đông Dương

Chất liệu phù điêu sư dụng trong phong cách Đong Dương khá đa dạng: thạch cao, đất sét, xi - măng…

Phù điêu không chỉ được trang trí ở bố cục tường, vòm mái, mà còn được thiết kế như một tác phẩm nghệ thuật độc lập. 

Hình tứ linh: Thể hiện cho tâm linh, mong muốn đem lại may mắn, mưa thuận gió hòa

Hoa sen: biểu hiện cho sự thanh cao, thanh tịnh của phật giáo.

Hoa cúc: biểu trưng cho đạo giá, thể hiện sự thanh cao, bình dị. 

Cây đề: biểu trưng cho sự đại giác của đức phật

Hình cá: tượng trưng cho sự phồn thịnh, giàu có.

2.5 Đồ nội thất trong phong cách Đông Dương

Những đồ nội thất gần như lúc nào cũng xuất hiện trong phong cách Đông Dương là: Bình phong, sập gụ, phản. 

Với những thông tin chi tiết chúng tôi đã cung cấp về phong cách Đông Dương hy vọng bạn sẽ lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế nội thất, cần tìm nhà thiết kế, hãy liên hệ với KitchenID tại đây