Phong cách công nghiệp - Industrial style trong thiết kế nội thất

Phong cách công nghiệp - Industrial style trong thiết kế nội thất

Phong cách công nghiệp - Industrial style trong thiết kế nội thất

Hiện nay phong cách công nghiệp rất phổ biến bạn có thể bắt gặp phong cách này ở rất nhiều nơi: quán cafe, đường phố, văn phòng, homestay, nhà hàng… với đặc trưng thô sơ Industrial mang lại nét cá tính, độc đáo cho căn phòng. Nếu bạn muốn tìm hiểu phong cách công nghiệp hãy theo dõi bài viết dưới đây của kitchenID. 

  1. Nguồn gốc phong cách công nghiệp

Phong cách công nghiệp đã rất phổ biến từ trước đến nay, đặc biệt đối với những người trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận và ưa chuộng hơn. Khi phong cách Industrial được ứng dụng trong nội thất nhà ở nó sẽ được biến tấu để nhẹ nhàng hơn. Những mảng trần tường phô bày kết cấu trần trụi đôi khi sẽ mang lại yếu tố thu hút, điểm nhấn ấn tượng. 

Phong cách công nghiệp xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20, khi cuộc cách mạng Châu Âu chuẩn bị kết thúc các nhà xưởng, khu công nghiệp được cải tạo lại thành nhà ở, những chi tiết hoang sơ, lạ mắt được giữ lại kết hợp cùng sự tiện nghi phục vụ cho việc sinh hoạt. Từ đó những nét đẹp hoang sơ, kết hợp với sự tiện nghi đã cho ra đời một phong cách mới mang tên Industrial. 

  1. Phong cách công nghiệp là gì?

Như đã nói ở trên, khi đã nói đến phong cách công nghiệp chính là nói đến sự thô sơ, đơn giản. Những phong cách khác cố gắng hoàn thiện căn phòng, che đi những khuyết điểm của căn phòng, tuy nhiên phong cách công nghiệp lại khuyến khích điều đó, nó không khuyến khích những chi tiết rườm rà mà chỉ lựa chọn những gì thuần túy nhất phục vụ cho căn phòng. 

Có thể thấy, phong cách này được ứng dụng trong văn phòng nhiều hơn vì nó đề cao tính thiết yếu của không gian, đồng thời cũng không cần phải mất công trang trí nhưng lại rất cá tính, ấn tượng. 

Xem thêm:

Phong cách nội thất cổ điển classic style là gì?

Khám phá phong cách Urban trong thiết kế nội thất

  1. Những đặc trưng của phong cách công nghiệp

3.1 Thiết kế không gian thô đặc trưng của phong cách công nghiệp

Đặc điểm chính để nhận diện phong cách công nghiệp chính là không gian thô, những bức tường tự nhiên hay bê tông mài luôn được lựa chọn. Nguồn gốc ra đời từ kiến trúc các nhà xưởng, khu công nghiệp nên phong cách này luôn tôn trọng sự nguyên bản, cá nhân hóa. Những bức tường, dầm xà, đường ống nước… luôn được để lộ.


3.2 Phong cách công nghiệp rất ưa chuộng những tone màu tối

Gam màu chủ đạo trong phong cách công nghiệp là những màu tối, chất liệu làm bằng gỗ. Những màu sắc này đêm lại sự tùy hứng gần gũi và cả sự mạnh mẽ cho căn phòng. Hai màu được lựa chọn nhiều nhất chính là màu đen và nâu đậm của gỗ, bên cạnh đó màu ghi đậm, xanh đen cũng được lựa chọn khá nhiều, những màu đậm này luôn đem lại sự sang trọng, huyền bí.


3.3 Sử dụng đồ nội thất mạnh mẽ

Chất liệu đặc trưng của phong cách công nghiệp thường là những vật liệu sử dụng trong những nhà xưởng như: thép, bê tông, kính, gỗ… Đây được coi là điểm nhấn tạo nét riêng cho phong cách công nghiệp, ngoài ra phong cách công nghiệp cũng hay sử dụng ghế bọc da, ghế đôn. 

Nội thất phong cách công nghiệp cũng giống như nhiều phong cách khác đó là càng tối giản càng tốt, cũng có thể sử dụng 1,2 chậu cây xanh để cải thiện không gian sống. 


3.4 Đường nét trong phong cách công nghiệp

Một điểm tạo nên cá tính cho căn phòng phong cách công nghiệp chính là lựa chọn những đường nét thẳng, gọn gàng, đơn giản toát lên tính cách phóng khoáng rộng rãi của chủ nhân. 


3.5 Không gian mở trong phong cách công nghiệp 

Hầu hết mọi người đều mong muốn có một căn hộ mang đầy đủ những yếu tố tự nhiên, những khoảng không gian rộng lớn như nhà máy, vì thế khi lựa chọn phong cách công nghiệp đem cách thiết kế tường cao, để mở rộng thêm không gian và tạo cảm giác thông thoáng. 


Căn phòng đa chức năng: Tiếp khách, bếp, bàn ăn và khu vực sinh hoạt không cần chia ranh giới quá rõ ràng. 

  1. Tại sao phong cách công nghiệp hay được sử dụng để thiết kế văn phòng?

Thiết kế văn phòng theo phong cách công nghiệp mang lại rất nhiều ấn tượng cho căn phòng, sự thoải mái, rộng rãi luôn là tiêu chí hàng đầu khi xây dựng văn phòng, cũng là cách để kích thích sự sáng tạo. 

Đặc điểm của phong cách công nghiệp là sự kết hợp tinh gọn, chất liệu hiện đại, màu sắc quyến rũ, đường nét mạnh mẽ giúp cho văn phòng trở nên rộng rãi hơn, đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Bên cạnh đó, sự kết hợp vật liệu, thiết kế cũng thúc đẩy nguồn cảm hứng sáng tạo vô hạn của nhân viên, đem lại hiệu quả công việc ở mức cao nhất. 

                                        Văn phòng thiết kế theo phong cách công nghiệp

Với những nét đặc trưng không thể lẫn lộn, phong cách công nghiệp đã đem lại cho mình một sức hút riêng, nếu bạn đang tìm cho mình một không gian mới mẻ, hãy tìm đến phong cách Industrial để có một trải nghiệm mới nhé.