Làm sao để tự thiết kế bếp, có tủ bếp tự thiết kế như ý

Làm sao để tự thiết kế bếp, có tủ bếp tự thiết kế như ý

Bước cần có để tự thiết kế bếp 


Cho dù bạn có ý định tự thiết kế bếp mới hay tu sửa lại căn bếp đã cũ những hiểu biết về thông số kỹ thuật, nhu cầu sử dụng sẽ giúp cho nhà bếp của bạn khoa học và tiện nghi hết mức có thể. 

Bếp là nơi lưu giữ thực phẩm và đồ đạc của bạn, cung cấp cho bạn nơi để chuẩn bị thực phẩm cũng là nơi mà bạn nấu nướng và thực hiện những thao tác khác. Khi bếp ăn được sắp xếp chu đáo, các chức năng hoạt động được sắp xếp logic, nó giúp cho mọi hoạt động trong bếp tốt hơn và trôi chảy hơn, một số lời khuyên để bạn tự thiết kế bếp như ý.

1. Vị trí đặt thiết bị 


Khi tự thiết kế bếp bạn rất khó xác định nên đặt thiết bị vào vị trí nào vì thế điều đầu tiên bạn cần chú ý đó là: điện lạnh và tủ kho bảo quản đồ khô nên đặt gần lối vào của nhà bếp, các khu vực nấu ăn được đặt về phía không gian ăn uống và đặt chìm vào vị trí tốt nhất giữa hai chức năng. Điều này giúp tạo ra tam giác làm việc, tam giác làm việc lý tưởng nhất là khoảng cách giữa các điểm trong tam giác làm việc nhỏ hơn 21 feet. Hình tam giác làm việc mà có khoảng cách giữa các điểm lớn hơn 26 feet.

2. Khi thiết kế phân ra từng khu


Hãy vẽ ra hình ảnh mô phỏng tam giác làm việc, tam giác làm việc này mô phỏng việc bố trí và sắp xếp bếp. Lưu ý khu vực chuẩn bị được phân chia giữa đảo với bồn rửa và góc bếp. Tam giác làm việc này nên cân bằng trong mọi không gian.

Có 3 chức năng chính trong nhà bếp:

  • Lưu trữ
  • Chuẩn bị
  • Nấu ăn

Mỗi người đều có một sở thích, gu thẩm mỹ riêng nên khi tự thiết kế bếp hãy sắp xếp sao cho phù hợp nhất với bản thân mình, những hướng dẫn của chúng tôi bạn nên tham khảo chứ không phải là tiêu chuẩn bắt buộc. 


Bếp tự thiết kế

3. Lưu trữ 


Để có thể tự thiết kế bếp bạn nên lưu ý một điểm rất quan trọng bạn nên đặt tủ lạnh và tủ kho tại các điểm bắt đầu vào nhà bếp. Nơi để thức ăn khi mới nấu chín xong thường sẽ là một mặt phẳng hoặc căn bếp có quầy bar sẽ để lên đó.

Hãy tự thiết kế bếp đủ không gian lưu trữ cho những đồ dùng cần thiết, ngăn kéo tủ để đựng bát, đũa, xoong, nồi, tủ cao đựng đồ khô...

Bạn nên tự thiết kế bếp theo từng bộ phận có cùng công năng để dễ dàng hơn trong việc nấu nướng. Ví dụ chậu rửa nên đặt giữa tủ lạnh và bếp nấu, phía trên chậu rửa là tủ đựng bát.

4. Tự thiết kế bếp khu vực nấu ăn


Khu vực nấu ăn nên đặt xung quanh phạm vi tường và lò. Đặt nồi, chảo xung quanh bếp và lò nướng. Bạn nên đặt lò nướng, máy pha cafe, lò vi sóng ở gần nhau sẽ giúp cho công việc chuẩn bị, nấu nướng của bạn được thông thoáng hơn và các hoạt động của bạn không bị cản trở.

Khoảng cách tối thiểu của thiết bị đến vị trí bếp đun từ 35 - 92cm. Hãy để một mặt phẳng đựng đồ ăn khi mới nấu xong ở bên cạnh bếp để khi nấu ăn xong không cần phải di chuyển đến nơi để đồ.


                     Khu vực bếp nấu nên thông thoáng

5. Kích thước thiết bị trong tủ bếp


Khi tự thiết kế bếp kích thước thiết bị bếp là điều đầu tiên bạn cần quan tâm vì kích thước ảnh hưởng đến sự tiện nghi căn bếp.

Chiều rộng thông thường của tủ lạnh thường nhỏ hơn 92cm. Chiều sâu của tủ lạnh có thể lên đến 61cm, bạn có thể mua tủ lạnh nông hơn nhưng phải chú ý đến thông số kỹ thuật được liệt kê của nhà sản xuất. Có nhiều lựa chọn khác cho các kiểu hình khác nhau, giá cả của chúng cũng rất khác nhau. 

Hãy tìm tủ lạnh có độ sâu khoảng 76cm hoặc ít hơn, không bao gồm vỏ bên ngoài, trừ khi không gian nhà bếp của bạn có thể chứa được tủ lạnh có độ sâu lớn hơn. Một điều cần lưu ý đó là góc xoay của những cánh cửa tủ lạnh, cần lưu ý sao cho cánh tủ không bị cản trở khi quay.


                 Kích thước thiết bị phù hợp với diện tích bếp 

6.  Chiều cao tủ bếp


Ở đây bạn có thể thấy chiều cao của tủ bếp đóng góp một phần rất quan trọng trong toàn bộ căn bếp. Tủ trên thường đặt ở vị trí 46cm so với tủ dưới và 76 - 107 cm. Hãy xem xét chiều cao tối đa của tủ trên là 178 - 203 cm. Nếu tủ trên đặt cao sát trần có thể bạn sẽ phải dùng thang, những chỗ trên cao bạn có thể để đồ ít sử dụng đến, lưu ý nên để đồ nhẹ, để đồ nặng khá nguy hiểm.

Kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn sâu 60cm, cao 90cm, nhìn chung chiều cao trung bình của người Việt hiện đang dần tăng lên vì thế chiều cao của tủ bếp dưới cũng dần tăng lên.


                            Chiều cao bếp tiêu chuẩn 2m2

7. Khoảng cách giữa hai tủ


Phần cuối cùng cũng là phần vô cùng quan trọng khi thiết kế tủ bếp chính là khoảng cách giữa các tủ. Khoảng cách giữa hai tủ tối thiểu là 92cm khi chỉ có một bên có cánh tủ và ít nhất  là 107cm khi cả hai đều có cánh tủ mở về phía nhau, 122cm là khoảng cách lý tưởng nhất. Nếu làm 152cm là quá rộng. Nếu căn bếp của bạn là bếp chữ U thì khoảng cách đó phải lên tới 244cm.


                                  Khoảng cách giữa hai tủ 

Hi vọng rằng những kinh nghiệm trên của chúng tôi sẽ giúp bạn tự thiết kế bếp lý tưởng nhất.