Gỗ plywood loại gỗ công nghiệp phù hợp với nhà liền kề, nhà lô

Gỗ plywood loại gỗ công nghiệp phù hợp với nhà liền kề, nhà lô

Gỗ plywood loại gỗ công nghiệp phù hợp với nhà liền kề 

Gần đây câu hỏi mà KitchenID nhận được nhiều nhất đó là " gỗ công nghiệp phù hợp với nhà liền kề, nhà lô là loại nào? loại gỗ công nghiệp nào vừa bền, vừa tiết kiệm chi phí?" câu trả lời chính là gỗ plywood

Bài viết này chúng tôi sẽ bỏ qua phong cách thiết kế đặc biệt như Indochine, Bohemian, Neo Classical,... Vì đó là những phong cách riêng biệt và dùng gỗ thịt đặc trưng là nhiều. Trong bài này KitchenID sẽ chỉ nói về gỗ công nghiệp và phong cách hiện đại để áp dụng chúng vào thực tế cho những người có mức đầu tư tầm trung - khá.

                                               gỗ plywood 

1. Loại gỗ công nghiệp phù hợp với nhà liền kề, nhà lô 

1.1  Gỗ Plywood

Gỗ plywood luôn là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn sử dụng cho nhà liền kề, nhà lô. Tại sao chúng tôi lại lựa chọn gỗ plywood để giới thiệu cho bạn? Gỗ plywood là gì? Gỗ Plywood trông nó như thế nào? Ưu và nhược điểm của gỗ plywood là gì? Giá cả của gỗ plywood ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về gỗ plywood đã nhé!



                                              Cấu tạo gỗ Plywood

Đặc tính gỗ plywood 


Bạn hiểu đơn giản là gỗ plywood được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng ( nó là những lạng gỗ thịt rừng trồng như gỗ keo, cao su, bạch đàn...) có cùng  kích thước xếp chồng lên nhau. Các lớp này được dán lại với nhau bằng keo, sau đó ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ plywood.

Lớp phủ bề mặt của gỗ plywood là gì?


Gỗ Plywood là vật liệu trước đây ít được dùng trong nội thất,nếu có thì chỉ được dùng làm tấm lót, làm cốt pha khi xây nhà... là do công nghệ vật liệu trước đây chưa phát triển. Bây giờ gỗ plywood mới đang được ứng dụng trong nội thất như bàn, tủ, kệ, giường ngủ...

Với công nghệ như hiện tại gỗ plywood có thể phủ Melamine, Laminate, phủ sơn ô tô, phủ Veneer Sồi Mỹ, Veneer Óc Chó..., thậm chí Acrylic


                                      Gỗ plywood phủ laminate

Ưu và nhược điểm của plywood

Ưu điểm của gỗ plywood


Khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng, cong vênh, sử dụng được trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao.

Khả năng bám dính, bám vít rất tốt. Từng tấm ván gỗ ép lại nên bản thân vẫn là gỗ tự nhiên.

Gỗ plywood cứng hơn rất nhiều so với các loại gỗ công nghiệp khác, thậm chí cứng hơn một số loại gỗ tự nhiên do cơ cấu ghép nhiều lớp cùng với công nghệ keo và ép thủy lực nên rất chắc chắn.

Giá cả: Ngang với MDF An Cường

Đặc biệt: Khả năng chịu nước rất tốt ( KitchenID đã test ngâm nước 7 ngày mà không có hiện tượng nở hay gì cả)

Nhược điểm của gỗ plywood 


Nếu không xử lý tấm sấy đạt tiêu chuẩn thì ván dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng, dễ bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao

Vẫn bị mối mọt ( thực ra bất kỳ loại gỗ nào cũng sẽ bị mối ăn ngay cả bê tông cũng không thoát được, chỉ có nhựa mới chống lại được)

Do bản chất vẫn là gỗ tự nhiên nên khi cắt tấm ván phủ Melamine sẽ bị xước đôi chút ( Vì nó không phải mùn ép lại như MDF nên khi cắt ván sẽ không trơn tru và mịn như MDF)

Nhược điểm lớn nhất của gỗ plywood đó là khá ít mã để lựa chọn. Các đơn vị cung cấp gỗ plywood hiện tại có khoảng 15 mã nên khách hàng sẽ bị hạn chế sự lựa chọn.

2. Giá cả của gỗ plywood


Như chúng tôi đã nói một chút ở phần ưu điểm đó là giá cả của plywood phủ melamine sẽ khá tương đồng với MDF Melamine An Cường thậm chí còn thấp hơn nên giá thành phẩm của các đồ nội thất như: giường, tủ, tủ bếp, kệ sách... sẽ ngang với phân khúc MDF phủ Melamine An Cường. 

Trên thị trường hiện tại có 2 mức giá cho gỗ Plywood phủ Melamine

Loại 1: Lõi ( còn gọi là cốt) đẹp hơn, khít hơn, bề mặt phủ Melamine tốt hơn. Giá sẽ nhỉnh hơn MDF phủ Melamine An Cường một chút.

Loại 2: Lõi xấu hơn 1 chút, tạp hơn 1 chút và bề mặt kém hơn 1 chút đồng nghĩa với giá thấp hơn, nhưng không có nhiều ảnh hưởng vì bản chất nó vẫn là gỗ tự nhiên.

Để áp dụng cho nhà liền kề, nhà lô... thì so với MDF thì các bạn nên ưu tiên gỗ plywood hơn vì  MDF chỉ chống được ẩm, gặp nước dễ bị nở.

Các bạn cũng nên dựa vào tình hình tài chính của mình để lên phương án tính toán với các bên thiết kế và thi công nhé!