7 loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

7 loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Nếu bạn có nguồn kinh phí eo hẹp, không đủ để sử dụng gỗ tự nhiên, nhưng lại thích sử dụng tủ vân gỗ, hãy theo dõi bài viết sau, chúng tôi đưa ra 7 loại bề mặt phủ gỗ công nghiệp phổ biến nhất để bạn tham khảo.

1. Tủ bếp gỗ công nghiệp là gì? 

Gỗ công nghiệp được làm từ gỗ tự nhiên ngắn ngày sau đó được nghiền hoặc băm nhỏ. Những tấm gỗ này được làm từ nhiều loại gỗ, xay nhỏ ra, trộn với các loại keo công nghiệp sau đó được ép ở nhiệt độ, áp suất cao cho ra những loại gỗ bền đẹp khác nhau. Ngoài ra những tấm gỗ công nghiệp này còn được phủ lên nhiều loại vật liệu về mặt khác nhau để phù hợp với yêu cầu của khách hàng. 

2. Tại sao nên dùng gỗ công nghiệp trong nội thất?

Gỗ công nghiệp mang lại sự sang trọng

Hiện nay khi thiết kế nội thất nhiều gia đình không chỉ chú trọng đến công dụng của nó mà còn phải đáp ứng được yêu cầu về mặt mặt thẩm mỹ, sang trọng, hiện đại. Nội thất không chỉ đơn giản là nơi lưu trữ, mà nó còn là nơi mọi người trong gia đình sum họp sau một ngày dài làm làm việc mệt mỏi, cũng là nơi tiếp khách, tụ tập với người thân, bạn bè những dịp quan trọng.

Gỗ công nghiệp với sự phong phú về chủng loại, màu sắc đa dạng sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho nội thất nhà bạn. Sự phong phú của màu sắc và chất liệu sẽ đem đến nhiều không gian khác nhau cho bạn lựa chọn.

Gỗ công nghiệp giá thành thấp, chất lượng cao.

Gỗ công nghiệp không chỉ đẹp và sang trọng, tủ bếp gỗ công nghiệp còn có độ bền cao, nhờ được tẩm sấy, ướp hóa chất kết hợp với keo chuyên nghiệp nên khả năng chống mối mọt cao hơn gỗ tự nhiên.

Cấu tạo nên gỗ công nghiệp là gỗ lát mỏng, gỗ ván dăm độ co giãn ít nên không bị cong vênh.

Tuy chưa thể so sánh với gỗ tự nhiên nhưng tủ bếp gỗ công nghiệp có khả năng chống nước, chịu nhiệt, chịu lực cao. Tủ bếp gỗ công nghiệp bề mặt trơn bóng, nhẵn mịn rất dễ lau chùi. 

Giá thành rẻ là một ưu điểm lớn của gỗ công nghiệp.

Gỗ công nghiệp có chất liệu, màu sắc phong phú

Gỗ công nghiệp có rất nhiều loại khác nhau nhau như: Laminate, Acrylic, Melamine, MFC, MDF, Sơn ô tô, veneer. 

Màu sắc của của gỗ công công nghiệp cũng rất phong phú mỗi một loại phía trên lại có đến mấy chục, mấy trăm màu khác nhau từ vẫn gỗ, bóng, trơn, mờ, xi măng,…để cho bạn lựa chọn. 

Với những ưu điểm trên của gỗ công nghiệp không có lý do gì để từ chối loại vật liệu này cho nội thất nhà bạn cả. Hãy tham khảo thêm những mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp của KitchenID để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho không gian của bạn.

3. Những loại bê mặt gỗ công nghiệp được lựa chọn nhiều nhất trong nội thất 

3.1 Gỗ công nghiệp Acrylic 

Bề mặt phủ acrylic phổ biến dưới dạng tấm, thỉnh thoảng được nhìn thấy dưới dạng que hoặc ống, có hai kiểu mờ và bóng gương. Không chỉ có nhiều hình dáng dáng và kích thước khác nhau, Bề mặt Acrylic còn được đúc để phù hợp hợp với nhiều ứng dụng.

Độ dày của bề mặt Acrylic ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chống va đập của đồ vật, acrylic có độ dày khác nhau từ 0.6 đến 4 inch. 

Giá của acrylic không quá cao, phù hợp với túi tiền của nhiều người. Giá của acrylic còn phụ thuộc vào kích thước và độ dày của tấm acrylic. 

Giá cả phụ thuộc vào kích thước, độ dày và số lượng acrylic bạn cần. Do đó rất khó để định giá chính xác, khi bạn cần thi công hãy đưa số lượng và yêu cầu nhà sản xuất báo giá trực tiếp. 

                                                                                         Bề mặt gỗ công nghiệp acrylic

3.2 Bề mặt gỗ công nghiệp laminate

Laminate hay còn gọi là Formica có tên khoa học là High - pressure laminate (HPL), là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…

Laminate được chế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay ( lớp màng phủ bên ngoài), Decorative ( lớp phim tạo màu kỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine ( melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.

Kích thước tiêu chuẩn: 1220 x 2440mm, dày 0.6 - 0.8 mm với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm postforming ( Laminate có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiều loại: mờ (matt), mịn (sait), xước, vân nổi, sần, gương bóng…

Ưu điểm của laminate

  • Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng.

  • Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp.

  • Chịu lực cao, chịu trầy xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.

Nhược điểm của Laminate

  • Giá thành cao, đòi hỏi kỹ thuật dán cao mới cho ra được những thành phẩm đạt chuẩn.

                                                                          Bề mặt gỗ công nghiệp laminate

3.3 Bề mặt gỗ công nghiệp melamine

Melamine là cách hiểu theo cách dân dã  là bề mặt gỗ nhân tạo của nhiều loại gỗ khác nhau, nghiền nhỏ ra được ghép với nhau bằng chất kết dính chuyên dụng. Gỗ công nghiệp melamine thức chất chỉ là những tấm giấy được nhúng keo melamine để ép lên bề mặt những tấm gỗ ván dăm để tạo nên những tấm gỗ hoàn chỉnh đồng thời giúp tăng tuổi thọ của gỗ lên. 

Gỗ công nghiệp melamine được cấu tạo từ hai phần chính là phần cốt gỗ bên trong và phần keo phủ bằng giấy Melamine bên ngoài , gỗ công nghiệp Melamine là gỗ ván dăm có thành phần chính là các dăm gỗ và chất kết dính cùng một số thành phần khác. 

Melamine được phân loại theo theo đặc tính, melamine được chia thành hai loại đó là gỗ thường và gỗ chống ẩm.

Gỗ ván thường được cấu tạo khá đơn giản từ lõi gỗ công nghiệp kết hợp với keo chuyên dụng, trải qua quá trình áp sấy để cho ra một tấm gỗ hoàn chỉnh. 

Gỗ chống ẩm về cơ bản cấu tạo không khác gì gỗ thường, tuy nhiên lõi của ván gỗ chống ẩm thêm màu xanh của chất chống ẩm, loại gỗ này được sử dụng nhiều ở những nơi ẩm ướt như tủ bếp, nhà vệ sinh, ban công các tầng…

Melamine có nhiều loại khá phong phú có đến hơn 100 loại màu khác nhau, chủ yếu là vân gỗ bạn có thể thoải mái lựa chọn. 

                                                                              Bề mặt gỗ công nghiệp melamine

3.3 Bề mặt gỗ công nghiệp veneer 

Bề mặt phủ veneer là gỗ công nghiệp được lạng mỏng, dày 0,5mm dán lên cốt gỗ ván dăm, MDF, sau khi dán veneer lên sẽ tiến hành xẻ gỗ và phủ PU. 

Veneer ra đời chính là giải pháp giúp bảo vệ rừng đang bị khai phá kiệt quệ, các loại cây gỗ lâu năm càng ngày càng quý hiếm, từ một cây gỗ tự nhiên có thể xẻ ra được rất nhiều miếng veneer. 

Sau đó sẽ lấy những miếng gỗ dán lên các loại cốt gỗ như MFC, MDF, HDF, Plywood… Tao ra một sản phẩm vừa có chất lượng vừa có vẻ bề ngoài không khác gì gỗ tự nhiên. Sự ra đời của gỗ công nghiệp veneer đã tăng thêm sự lựa chọn cho những người thchs gỗ tự nhiên nhưng tài chính hạn chế.

                                        Bề mặt gỗ venner

3.4 Bề mặt phủ sơn PU 

Sơn PU hay còn gọi là sơn ô tô là một vật liệu dùng để phủ lên bề mặt gỗ công nghiệp, được sản xuất theo công nghệ sơn ô tô nên màu rất bền. 

Tủ bếp sơn ô tô không chỉ phù hợp với những thiết kế có phong cách hiện đại mà còn phù hợp với phong cách cổ điển. Có hai loại sơn ô tô chính đó là sơn mờ và sơn bóng. 

Tủ bếp sơn ô tô cấu tạo gồm 8 lớp 

  • 3 lớp sơn lót
  • 3 lớp sơn màu
  • 2 lớp sơn bóng hoặc mờ cuối cùng


Trên đây là 7 bề mặt phủ gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với KitchenID tại đây để có được câu trả lời nhanh nhất, chính xác nhất. KitchenID rất vui lòng được giải đáp các thắc mắc của khách hàng.