4 loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

4 loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

4 loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Để có được một sản phẩm nội thất ưng ý điều cần chú ý chính là vật liệu sản phẩm, gỗ công nghiệp luôn là lựa chọn tối ưu nhất vì những ưu điểm nó mang lại. Yếu tố quyết định đến thẩm mỹ chính là bề mặt gỗ công nghiệp mà bạn sử dụng. Hãy cùng KitchenID tìm hiểu những loại bề mặt gỗ công nghiệp nào phổ biến nhất hiện nay. 

1. Bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic

Đặc điểm của bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic


Bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic có tên gọi khác là Hi Gloss Acrylic, là loại bề mặt đặc trưng với độ sáng bóng, có nguồn gốc từ axit acrylic hoặc axit metacrylic, tên thường gọi là Mica hay bóng gương vì độ lấp lánh, sáng bóng của nó. 

Sáng bóng là đặc trưng nổi bật nhất của Acrylic, nếu bạn muốn căn nhà bạn đi theo phong cách hiện đại Acrylic là lựa chọn hoàn hảo, Acrylic màu sắc rất phong phú với bộ sưu tập 28 mã màu phân chia thành 2 loại Acrylic trong suốt và Acrylic bóng gương. Acrylic có thể sản xuất với tấm lớn, có tấm lên đến 2,8m. 

Bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic chủ yếu được sử dụng trong không gian nội ngoại thất có thiết kế hiện đại, nhờ sự sáng bóng, mịn của acrylic nó được ứng dụng rất nhiều trong nội thất:

  • Ứng dụng trong nội thất: tủ bếp, phòng ngủ, phòng khách, tủ quần áo...
  • Ứng dụng trong văn phòng: quầy lễ tân, tủ đựng hồ sơ, vách ngăn...
  • Ứng dụng trong ngoại thất: quảng cáo, sản phẩm giải trí...
  • Biển quảng cáo ngoài trời, triển lãm, quà tặng...




Ưu, nhược điểm của bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic


Ưu điểm của bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic


  • Bảng màu phong phú, đa dạng, màu trơn, màu kim loại... 
  • Độ bền lâu, chịu được tia cực tím, ít biến dạng độ bền 15 năm
  • Bề mặt bóng, độ phản chiếu gương cao tôn lên vẻ hiện đại, sang trọng.
  • Thân thiện với môi trường, dễ tạo hình, cắt ghép.

Nhược điểm của bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic


  • Giá thành cao
  • Không phù hợp với thiết kế cổ điển

2. Bề mặt gỗ công nghiệp veneer


Đặc điểm bề mặt gỗ công nghiệp veneer


Gỗ công nghiệp Veneer là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ 0,3mm đến 0.6mm, độ rộng khoảng 180mm, dày 240mm tùy theo từng loại gỗ.

Veneer là gỗ lạng được bóc tách từ gỗ tự nhiên, dày 0.5mm dán lên cốt gỗ, cốt gỗ thường là gỗ MDF, ván dăm, ván dán.

Cách dán bề mặt gỗ công nghiệp veneer.

  • Dùng lớp cốt gỗ thường MDF, okal, ván ép, dày 3mm tráng lớp keo nền lên trên.
  • Nối từng tấm veneer theo thông số quy định ( thông số chuẩn 1200 x 2400) bằng keo, sau đó dán tấm veneer lên cốt gỗ.
  • Ép lại bằng máy cho đến khi dính vào cốt gỗ.
  • Dùng máy chà nhám tạo bề mặt láng đẹp.



Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp Veneer


Ưu điểm của gỗ công nghiệp veneer


  • Dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên.
  • Thoải mái tạo hình theo yêu cầu của khách hàng.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp 


  • Không chịu được nước, dễ bị hỏng, rạn nứt khi di chuyển gỗ thành phẩm.

3. Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate

Đặc điểm bề mặt gỗ công nghiệp laminate


Laminate có tên gọi khoa học là High - pressure Laminate ( HPL). Laminate có cấu tạo gồm nhiều lớp gỗ xếp chồng lên nhau, liên kết bằng keo dán gỗ cao cấp.

Bề mặt gỗ công nghiệp laminate về cơ bản giống mới melamine nhưng dày hơn, độ dày của bề mặt gỗ công nghiệp laminate từ 0.5mm - 1mm, độ dày thông thường 0.7mm - 0.8mm (người ta thường phân biệt  laminate và melamine qua độ dày), kích thước tiêu chuẩn cho một tấm bề mặt gỗ công nghiệp laminate 1200mm x 2400mm. Laminate được phủ lên các loại cốt gỗ như MDF, Plywood, gỗ dán.

Bề mặt gỗ công nghiệp được sản xuất theo công nghệ HPL gồm 3 lớp: Overlay ( màng phủ bên ngoài), Decorative Paper ( lớp phim tạo màu), Kraft Paper ( lớp giấy nền), qua quá trình ép ở áp suất và nhiệt độ cao giúp laminate có khả năng chịu xước.

Ngoài ra Laminate còn được sản xuất, uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên đường cong mềm mại, duyên dáng, dùng trong sản xuất sản phẩm như bàn giám đốc, tủ sách, bàn học...


Ưu, nhược điểm của bề mặt gỗ công nghiệp laminate


Ưu điểm bề mặt gỗ công nghiệp Laminate

  • Mẫu mã đa dạng với hơn 800 màu.
  • Ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau.
  • Bền, mịn.
  • Giá thành tương đối.

Nhược điểm của bề mặt gỗ công nghiệp laminate


  • Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề cao mới làm được loại gỗ này.

4. Bề mặt gỗ công nghiệp melamine

Đặc điểm bề mặt gỗ công nghiệp melamine


Bề mặt gỗ công nghiệp melamine - Melamine Faced Chipboard là một loại ván công nghiệp được phủ melamine, độ dày 0.4 - 1 rem, kích thước phổ thông 1200mm x 2400mm hoặc 1380mm x 2400mm, độ dày khi hoàn thiện các tấm gỗ 18mm 25mm.


Ưu, nhược điểm của bề mặt gỗ công nghiệp melamine


Ưu điểm của bề mặt gỗ công nghiệp melamine


  • Màu sắc phong phú, đa dạng.
  • Có thể tạo hình theo yêu cầu của khách hàng.
  • Giá thành tương đối rẻ hơn những loại vật liệu khác.
  • Khả năng chịu xước, chịu nước, chịu lực tốt.

Nhược điểm của bề mặt gỗ công nghiệp melamine


  • Bề mặt gỗ công nghiệp melamine để sử dụng được phải phủ lên cốt gỗ MDF hoặc cốt gỗ ván dăm.
  • Phụ thuộc nhiều vào chất lượng keo dán và kỹ thuật dán.


Xem thêm: 5 loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay